Ứng dụng smartphone có thể sớm biến mất

Xu hướng đưa AI tạo sinh lên smartphone được dự đoán có thể khiến kỷ nguyên của ứng dụng di động kết thúc trong tương lai gần.

Cuối tháng 2, Deutsche Telekom và Brain Technologies giới thiệu nguyên mẫu smartphone mang tên Brain AI, loại bỏ hoàn toàn ứng dụng để chuyển sang giao diện trí tuệ nhân tạo. Thay vì vuốt hoặc chạm vào ứng dụng, người dùng nhập hoặc ra lệnh bằng giọng nói cho một tác vụ cụ thể. Cuối cùng, AI sẽ thực hiện toàn bộ các yêu cầu.

Video Player is loading.

Hiện tại 1:07
/
Thời lượng 1:07
Đã tải: 0%

Tiến trình: 0%

Brain AI không ứng dụng, tương tác với người dùng qua giao diện AI. Video: Brain Technologies

Tháng 11/2023, công ty Humane cũng thu hút sự chú ý khi giới thiệu thiết bị AI Pin. Khác điện thoại thông thường, sản phẩm này có thiết kế hình vuông, hoạt động độc lập, tích hợp mô hình GPT-4 của OpenAI nhưng không có màn hình. Thay vào đó, AI Pin nhận lệnh bằng giọng nói liền mạch và phản hồi nhanh chóng.

“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một thế giới mới, nơi con người có thể tận dụng toàn bộ sức mạnh của AI ở mọi nơi và đưa nó vào cuộc sống hàng ngày một cách liền mạch”, Chaudhri Bongiorno, nhà đồng sáng lập Humane, nói.

Humane AI Pin. Ảnh: Gamingdeputy

Humane AI Pin. Ảnh: Gamingdeputy

Business Insider nhận định xu hướng phát triển smartphone không cần ứng dụng đang manh nha hình thành. Ở đó, người dùng sẽ thực hiện các tác vụ thông qua việc ra lệnh cho AI giống như AI Pin hay Brain AI, thay vì cài đặt và truy cập từng app cụ thể.

Tại triển lãm di động MWC 2024 cuối tháng 2 ở Barcelona, các hãng công nghệ và nhà sản xuất chip cũng mô tả cách AI tạo sinh sẽ vận hành trên smartphone, laptop. Người dùng hiện có thể truy cập ChatGPT của OpenAI hay Gemini của Google nhưng thiết bị của họ cần Internet. Giải pháp các công ty đưa ra là công cụ AI có thể chạy cục bộ trên điện thoại mà không cần kết nối mạng.

Chẳng hạn, Motorola đã thuyết trình về một trợ lý AI được cá nhân hóa có tên MotoAI, có thể thực hiện mọi thứ, từ lên lịch công việc đến đánh thức chủ nhân điện thoại trước khi chuông báo thức reo vì biết tình hình giao thông trên đường đi làm phức tạp hơn bình thường. MotoAI cũng sẽ chạy hoàn toàn cục bộ.

Một concept về AI phone được trình diễn tại MWC 2024. Ảnh: AFP

Một concept về AI phone được trình diễn tại MWC 2024. Ảnh: AFP

Giới chuyên gia đánh giá việc chạy cục bộ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) trên điện thoại là “chiến thắng cho mọi người” vì tốc độ phản hồi nhanh hơn, cũng như đảm bảo dữ liệu cá nhân không bị gửi tới máy chủ.

Chạy LLM trên máy chủ từ xa cũng đặc biệt tốn kém. Các công ty hiện sẵn sàng chấp nhận “đốt tiền” để đưa sản phẩm hấp dẫn của họ đến nhiều người sử dụng hơn. Tuy nhiên, điều này được dự đoán sẽ không kéo dài, bởi càng đông người dùng, chi phí vận hành càng tăng cao.

“Nếu từng xem các nghiên cứu gần đây của ngân hàng Morgan Stanley, bạn sẽ thấy cần bao nhiêu USD để thực hiện một truy vấn”, Francisco Cheng, Giám đốc tiếp thị sản phẩm của Qualcomm, cho biết. “Đến một lúc nào đó, mọi thứ sẽ đạt đến điểm bùng phát”. Trước đó, công ty nghiên cứu bán dẫn SemiAnalysis ước tính ChatGPT trên mô hình GPT-3 cần 700.000 USD mỗi ngày để vận hành do hoạt động trên hệ thống máy chủ đắt đỏ. GPT-4 sẽ con tốn kém hơn thế.

Qualcomm không sản xuất điện thoại nhưng đang sản xuất chip có khả năng vận hành và tối ưu hóa AI cho điện thoại. Tại MWC 2024, công ty giới thiệu nhiều giải pháp, cũng như cách họ giúp nhà sản xuất điện thoại Samsung và Honor chạy nhiều công cụ AI hơn trên thiết bị của mình.

Francisco Jeronimo, nhà phân tích của IDC, nói với Business Insider rằng trợ lý AI trên smartphone được cá nhân hóa hoàn toàn là “điểm cuối hợp lý” của tất cả những gì người dùng cần trên một thiết bị di động.

“Những gì Samsung, Xiaomi và các công ty khác đang công bố là một bước tiến, nhưng vẫn chưa phải là chiếc smartphone chúng ta sẽ thấy trong tương lai, nơi nó trở thành một trợ lý cá nhân kỹ thuật số thực sự, nơi điện thoại thích ứng với việc sử dụng của người dùng”, Jeronimo dự đoán.

“Trong 10 năm qua, vấn đề là có bao nhiêu ứng dụng để hỗ trợ chúng ta. Còn bây giờ? Càng ít ứng dụng càng tốt”, ông nói thêm.

Theo Số hoá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *